Những thách thức với nữ giới trong ngành CNTT
Là một ngành khoa học tự nhiên, yêu cầu cao về khả năng tư duy logic và toán học, do vậy nam giới luôn được cho là có lợi thế hơn phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ. Trong thực tế, có rất ít nữ giới theo đuổi lĩnh vực này.
Theo một khảo sát tại các tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới năm 2021, lao động nữ chiếm khoảng 30%, tuy nhiên con số này chỉ dao động ở 23-25% đối với các công việc liên quan đến công nghệ.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này?
Đầu tiên, do những định kiến xã hội về ưu thế của nam giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có rất ít bạn nữ lựa chọn ngành học này. Thống kê của Tổ chức Khoa học Hoa Kỳ (National Science Foundation) năm 2016 cho thấy, 56% số người tốt nghiệp ĐH trên toàn nước Mỹ là nữ giới, tuy nhiên, con số này với nhóm ngành khoa học kỹ thuật là 23% và riêng khoa học máy tính chỉ là 19%.

Một lý do khác chính là do văn hóa doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu của tạp chí American Sociological Review, các nhà tuyển dụng thường lựa chọn những ứng viên có sự tương đồng với họ (ví dụ như sở thích, thói quen, kinh nghiệm…). Do đó, trong một môi trường mà nam giới chiếm vị trí chủ đạo như CNTT, nữ giới sẽ thường khó cạnh tranh và cần cố gắng thể hiện nhiều hơn so với các đồng nghiệp nam.
Thêm vào đó, với cùng một vị trí công việc, nữ giới thường có mức lương thấp hơn so với nam giới. Theo một báo cáo từ Dice năm 2019, mức lương trung bình của phụ nữ làm việc trong lĩnh vực công nghệ tại Mỹ là 93.591 đô la và con số này là 108.711 đô la với nam giới.
Ngoài các lý do trên, các quy định giãn cách và làm việc từ xa trong suốt đại dịch Covid-19 cũng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nữ giới hơn so với các đồng nghiệp nam, khi mà họ phải đồng thời chịu áp lực về công việc, chăm sóc con cái thậm chí đối mặt với nguy cơ mất việc.
Cơ hội rộng mở cho nhân lực nữ
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những cơ hội nghề nghiệp ngày càng mở rộng với nhân sự nữ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Với ưu thế về giới với trí nhớ tốt và sự cẩn thận tỉ mỉ, bên cạnh cách công việc thuần kỹ thuật như lập trình viên (developer), có nhiều vị trí khác trong công ty công nghệ phù hợp với các bạn nữ như BA, tester, các vị trí kinh doanh, marketing, nhân sự…
Thậm chí cũng có nhiều phụ nữ giữ các vị trí lãnh đạo trong các công ty công nghệ như Cher Wang – nữ CEO của tập đoàn công nghệ HTC hay Mary Meeker – một trong những chuyên gia am hiểu công nghệ nhất thung lũng Silicon.
Ngoài ra, tính đa dạng (về giới tính, tuổi tác, tôn giáo,…) cũng là một yếu tố thiết yếu trong các công ty công nghệ, giúp công ty có thể tạo ra các sản phẩm tốt, an toàn và phù hợp với đa số người dùng. Theo một báo cáo năm 2020 của McKinsey, các công ty có tính đa dạng cao thường hoạt động tốt hơn, thu hút nhân tài và giữ chân người lao động tốt hơn.
Tại VietSoftware International (VSII), các nhân sự nữ luôn có nhiều vị trí nghề nghiệp phù hợp với năng lực, cũng như được trao những cơ hội phát triển công bằng. Không chỉ vậy, VSII có những chính sách và quyền lợi dành riêng cho nhân sự nữ. Với nhiều dự án lớn trong năm 2022, VSII mở rộng tuyển dụng nhiều vị trí, gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho các bạn nữ nói riêng và nhân lực ngành CNTT nói chung.

Sử Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Lĩnh Vực Truyền Thông
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang biến đổi ngành truyền thông và giải trí theo nhiều cách khác nhau. AI không chỉ là một công cụ để tự động hóa các tác vụ mà còn là một trợ lý sáng tạo có thể nâng cao chất lượng của nội dung. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá một số ứng dụng và lợi ích của AI trong ngành truyền thông và giải trí.

SINH NHẬT 18 TUỔI VSII – NHỮNG TRẢI NGHIỆM VÀNG RÒNG
Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng và tự hào khi chia sẻ với các bạn một sự kiện đặc biệt: VietSoftware International đã tròn 18 tuổi!

Vietsoftware International nhận Giải thưởng Top Công Nghiệp 4.0 Việt Nam 2023
Chiều 27/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Chương trình biểu dương “Top công nghiệp 4.0 Việt Nam – I4.0 Award” lần thứ hai, dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông.