Microservice & API: Lợi ích và ứng dụng trong thực tế

Home  /  Tin tức / Microservice & API: Lợi ích và ứng dụng trong thực tế

Microservice & API: Lợi ích và ứng dụng trong thực tế

Thiết kế kiến trúc phần mềm là khâu vô cùng quan trọng, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc bảo trì, vận hành, mở rộng phần mềm sau này. Do vậy, nếu được hiểu rõ và ứng dụng một cách phù hợp, kiến trúc microservice và API có thể đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực. Cùng tìm hiểu về microservice và API trong bài viết dưới đây.
Microservices là gì? Sự khác biệt giữa microservice và API

Microservice hiện đang là một chủ đề nóng, được quan tâm, thảo luận trong giới phần mềm và được kỳ vọng sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong thiết kế kiến trúc và phát triển phần mềm.

microservices

Hiểu một cách đơn giản, microservice là là một kiểu kiến ​​trúc phần mềm chia các chức năng khác nhau của ứng dụng thành các thành phần nhỏ hơn được gọi là “service”. Mỗi đơn vị này được triển khai độc lập và có thể mở rộng, có thể được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau và kiểm tra riêng biệt. Khả năng này cho phép bảo trì, nâng cấp một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mà không ảnh hưởng đến phần còn lại của ứng dụng.

Bên cạnh đó, để các service độc lập của ứng dụng có thể giao tiếp với nhau và với các ứng dụng khác, các nhà lập trình đã sử dụng API. Vì vậy, có thể nói, API được sử dụng để kích hoạt các microservice.

Microservices và API Gateway được ra đời với mục đích cải thiện khả năng mở rộng và tối giản quá trình bảo trì, vận hành của các hệ thống phức tạp.

Ưu nhược điểm của microservice

Microservices hoạt động tốt với các quy trình phát triển agile và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về luồng thông tin linh hoạt.
Tìm hiểu thêm về phát triển phần mềm Agile

ưu nhược điểm của microservice

Ưu điểm:

  • Khả năng quản lý, nâng cấp, bảo trì hay bổ sung từng tính năng riêng lẻ một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng tới tổng thể của dự án nhờ sự tách nhỏ của các dịch vụ.
  • Thuận tiện cho việc test theo các phân hệ chức năng hơn, khi giờ đây có thể test các khối phần mềm nhỏ hơn.
  • Deploy dễ hơn, deploy theo từng service.
  • Giảm thiểu việc phụ thuộc vào 1 stack công nghệ cụ thể, vì tất các các services đều có thể được thay thế và nâng cấp dần dần theo thời gian, miễn là vẫn đáp ứng được giao tiếp đầu ra, đầu vào.

Nhược điểm:

  • Các nhà phát triển sẽ gặp khó khăn khi bảo trì hệ thống phân tán (distributed). Việc giao tiếp (intercommunication) giữa các services qua internet là rất quan trọng.
  • Testing các services liên quan với nhau cùng lúc sẽ gặp khó khăn hơn, vì phải thông qua nhiều services qua internet.
  • Việc phát triển các chức năng gồm nhiều services liên quan với nhau sẽ gặp khó khăn khi các team phải làm việc với nhau kỹ càng hơn, tránh xung đột giữa các service sau khi đã phát triển.

Ứng dụng phổ biến của Microservice

cổng API

Các Microservice có thể hoạt động độc lập với nhau, vì thế các nhà lập trình có thể xu hướng áp dụng kiến trúc microservice khi phát triển các hệ thống lớn, phức tạp, yêu cầu năng cấp và bảo trì thường xuyên.

Xây dựng các ứng dụng App Native
Các nhà phát triển có thể tập trung vào một vài Microservice mà không cần quá lo lắng về những dịch vụ khác. Việc này sẽ tăng tốc độ phát triển phần mềm và nhanh chóng đưa ra thị trường.

Thiết kế và xây dựng Web API
Microservice hỗ trợ cải thiện hiệu suất cho các nhóm xử lý thay vì một ứng dụng chung. Lợi thế này sẽ gia tăng mức độ bảo mật cho tổng thể phần mềm.

Phát triển mở rộng và tích hợp với module IoT
Microservice cho phép các nhà phát triển không còn khoảng cách giữa ngôn ngữ và công nghệ. Các nhà phát triển có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình và nhiều công nghệ khác nhau trong cùng 1 sản phẩm.

Quy trình triển khai phát triển phần mềm ứng dụng Microservice và API

Với nhiều dự án thành công ứng dụng Microservice và API trong nhiều lĩnh vực, VietSoftware International có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm trong triển khai phát triển phần mềm theo các phương pháp hiện đại, cập nhật nhất trong đó bao gồm kiến trúc Microservice và API Gateway.

quy trình phát triển phần mềm microservice và API

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Phát triển phần mềm ứng dụng Microservice và API xin liên hệ:

VIETSOFTWARE INTERNATIONAL

Hotline: (+84)24 3 728 0366

Email: contact@vsi-international.com

Facebook: https://www.facebook.com/VSIIproducts/